Đốt coin hay burn coin là một trong những thuật ngữ thường gặp khi tham gia vào thị trường tiền điện tử. Vậy đốt coin là gì? Tại sao các dự án crypto phải đốt coin?
Đốt coin là gì?
Đốt coin hay burn coin là một hành động loại bỏ mãi mãi một lượng tiền điện tử của một dự án ra khỏi tổng cung đang được lưu thông. Việc đốt coin có thể được thực hiện bởi những người nắm giữ coin, hoặc cũng có thể là những người đứng sau điều hành dự án đó. Hiểu nôm na, hành động này sẽ giúp tổng cung lưu thông trên thị trường giảm xuống, tạo ra một tỷ lệ khan hiếm nhất định và từ đó giá coin sẽ tăng lên.
Trong tài chính thế giới thực thì việc đốt coin tương tự như việc những người điều hành một doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đó vậy. Việc này sẽ làm hạn chế tổng số cổ phiếu đang lưu thông và có thể làm tăng giá cổ phiếu đó ở tương lai.
Mục tiêu của hành động burn coin là đẩy mạnh sự tăng trưởng dự án một cách bền vững thông qua việc đảm bảo lợi ích giữa các bên đều như nhau.
Đốt coin được thực hiện như thế nào?
Để đốt coin trên một nền tảng chuỗi khối thì coin được đốt sẽ bị chuyển về một địa chỉ ví tiền điện tử “chết”. Tại nơi này, lượng coin sẽ được khóa lại vĩnh viễn và không thể lấy ra được nữa.
Mua lại và đốt coin là gì?
Trong tiền điện tử, mua lại và đốt có thể hiểu là hành động mua lại coin và đốt coin đó vĩnh viễn. Hành động này thường là để đẩy giá coin về dài hạn và tạo độ tin cậy cho nhà đầu tư nắm giữ coin dài hạn.
Mua lại và đốt làm tăng khối lượng giao dịch, đồng thời cũng góp phần làm tăng tính thanh khoản của coin, giúp giá coin ít biến động hơn.
Đốt coin được áp dụng khi nào?
Vì mang tính tự phát nên đốt coin sẽ được xây dựng kế hoạch và chiến lược riêng tùy vào mỗi dự án tiền điện tử.
Thường thì với những dự án có nền kinh tế được xây dựng sơ sài khiến coin chịu áp lực từ lạm phát thì có thể áp dụng việc burn coin để làm giảm tình trạng này.
Còn đối với những dự án vừa phát hành coin và chỉ lượng người nắm giữ rất ít mà đã có kế hoạch burn coin thì thường là để quảng bá. Những kế hoạch burn coin như vậy thường khó đạt được mục đích. Bởi đốt coin dường như không có tác dụng ở giai đoạn đầu.
Dự án tiền điện tử tiêu biểu trong việc đốt coin
Ethereum
Trên blockchain Ethereum cũng áp dụng cơ chế burn coin theo EIP-1559. Kế hoạch này được khởi động từ tháng 8 năm 2021. Nó hỗ trợ việc xác nhận và tối ưu về mặt thời gian khi giao dịch trên mạng. Đặc biệt, kế hoạch đốt coin này của Ethereum còn giúp phí giao dịch trên blockchain ổn định, chống lại sự thao túng.
Binance coin
Mạng Binance coin cũng lên kế hoạch đốt coin với hai cơ chế là Auto-Burn và BEP-95.
Với Auto-Burn, dự án sẽ đốt một lượng BNB coin hàng năm theo từng quý. Tổng lượng coin bị đem đốt được xác định bằng giá của chúng. Nghĩa là giá coin tăng thì lượng coin bị burn sẽ ít đi và ngược lại.
Còn với cơ chế BEP-95, một lượng coin được lấy ra từ phí giao dịch sau mỗi lần đóng khối và được mang đi đốt. Mạng xác thực của Binance coin sẽ đưa ra tỷ lệ chính xác bao nhiêu coin sẽ được lấy ra từ phí giao dịch.
Shiba Inu
Shiba Inu (SHIB)là một đại diện điển hình của việc đốt coin. Team đứng sau dự án này đã quyết định và công khai tặng Vitalik Buterin – Founder của Ethereum 50% tổng lượng coin của cả dự án. Tiếp đó, người này đã chuyển hơn 90% số coin được tặng vào một địa chỉ ví chết (đốt coin).
Các đồng coin có kế hoạch đốt để giảm lạm phát và làm tiền đề cho việc tăng giá trị cũng giúp nhà đầu tư có cơ sở đưa ra những quyết định mua bán đúng đắn. Bạn nên đầu tư vào những coin ít lạm phát, lựa chọn một sàn coin lớn để kiếm tiền với những coin đó. Điển hình như KuCoin – sàn coin cung cấp đa dạng tính năng kiếm tiền với crypto và dành cho mọi đối tượng người dùng. KuCoin hiện tại đã niêm yết hơn 700 loại tài sản kỹ thuật số (ETH, BTC, SOL…) và hơn 1200 cặp tiền tệ dễ lựa chọn (WEMIX USDT, BTC USDT…).
Đốt coin là một cách thức mà các dự án tiền điện tử áp dụng để đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia. Nó cũng là một chiến lược phát triển bền vững trong thị trường tiền điện tử với đặc trưng là biến động mạnh mẽ. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được đốt coin là gì và tại sao cần phải làm như vậy.